Bí quyết nhỏ tạo nên bài thuyết trình hoàn hảo


Không ai sinh ra là đã có tài hùng biện ngay lập tức , thậm chí có những người dù đã trải qua rất nhiều các bài thuyết trình trước đám đông vẫn mang cảm giác bối rối và hồi hộp trước khi thuyết trình. Từ một người chưa có kinh nghiệm và trở thành một diễn giả thu hút là một quá trình rèn luyện dài, và đây là những bí quyết đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn có một bài thuyết trình thu hút. 
1. Thực hành trước bài thuyết trình
 Thực hành là điều rất quan trọng vì một sự chuẩn bị tốt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự tự tin và cốt lõi là rèn luyện kĩ năng thành thục trước khi bạn đứng trước đám đông. Hãy rèn luyện mọi lúc mỗi khi bạn có thể, và việc cốt lõi là hãy ghi âm lại những gì bạn nói và nghe lại. Tại sao vậy, vì khi làm như thế bạn sẽ biết mình thiếu sót ở đâu, cần thêm chỗ nào và điều chỉnh tông giọng cho phù hợp. 
2.  Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình 1 cách có chọn lọc.
Việc bạn luôn cảm thấy thông tin nào cũng quan trọng, cũng cần thiết phải đưa vào, bạn "không nỡ" loại bỏ đi những thông tin mà bạn đã dày công tìm kiếm... Nhưng đây thật sự là một điều không nên  vì như thế sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn bị loãng. Khán giả sẽ không thể tập trung để nghe bài thuyết trình dài ngoẵng và không có điểm nhấn. Việc quan trọng của bạn là hãy tìm ra đâu là ý chính, ý quan trọng và sắp xếp chúng một cách khoa học, hợp lí . Hãy tính toán đến giới hạn nguồn lực của bạn, bạn có bao nhiêu thời gian cho bài thuyết trình của mình và phải làm sao gói gọn nội dung trong ngần ấy thời gian. Việc kết hợp tốt với thực hành sẽ khiến bạn làm tốt điều này. Đây là một trong những kĩ năng quan trọng bậc nhất mà các diễn giả ngày nay áp dụng khá nhiều. 
3. Gạt bỏ những lo lắng
Trước những buổi thuyết trình quan trọng, có một số lưu ý nhỏ sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn. 
- Nghĩ đến những điều tích cực 
- Đến sớm : Đến sớm sẽ khiến bạn có nhiều thời gian giải quyết các vấn đề còn tồn đọng  và khiến  bạn nghi với không gian trình bày của mình. 
- Hãy hít thở sâu: Khi bạn lo lắng, cơ bắp của bạn thắt chặt, thậm chí bạn có thể gặp khó khăn trong việc giữ nhịp thở của bạn. Ngay lúc này, bạn có thể hít thở thật sâu. Những hơi thở sâu sẽ giúp máu của bạn lưu thông tốt hơn và cung cấp nhiều oxy lên não, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.
- Nụ cười: Khi bạn cười lượng endorphins của bạn sẽ tăng lên, điều này có tác dụng làm giảm đi sự lo lắng của bạn và giúp bạn bình tĩnh cũng như cảm thấy phấn chấn hơn. Mỉm cười cũng là 1 mẹo nhỏ trong kỹ năng giao tiếp giúp bạn thể hiện sự tự tin và nhiệt tình với đám đông.
- Tập thể dục: Tập thể dục trước đó trong ngày trước khi trình bày của bạn để tăng cường endorphins, chất này sẽ giúp làm giảm bớt sự lo lắng. Tốt hơn trước đăng ký cho rằng lớp học thể dục.
-  Uống nước: Việc bạn thiếu nước có thể dẫn đến 1 sự lo lắng không đáng có. Trong buổi thuyết trình đôi khi bạn cảm thấy khô miệng, việc uống nước sẽ khiến bạn tránh được tình trạng này, giúp bạn thoải mái hơn và có một bài thuyết trình trôi chảy. 
4. Điều chỉnh tầm mắt 
 Bạn nên thay đổi hướng nhìn và phân bổ nó đến nhiều khu vực trong khán phòng nhằm giúp tạo thiện cảm với các khán giả. Điều này cũng 1 phần giúp bạn thấy được phần lớn mọi người có tập trung lắng nghe bạn hay không, bạn cũng có thể biết được khu vực nào chưa thực sự tập trung như bạn mong muốn và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
5 . Tạo điểm dừng thông minh
 Khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quảng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục chủ đề thuyết trình của mình.
6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:
Khi bạn thể hiện sự tự tin qua ngôn ngữ cơ thể, tâm trí của bạn sẽ làm theo. Đừng ngồi một chỗ, hãy đi lại, và kết hợp một vài động tác tay,...việc sử dụng ngông ngữ cơ thể sẽ khiến cơ thể sẽ khiến tuần hoàn máu tốt hơn, hạn chế được tình trạng lo lắng. Đặc biệt khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể khéo léo bạn có thể khiến người nghe tập trung hơn. 
Kết luận
Thuyết trình trước đám đông không phải là điều gì quá khó khăn. Chỉ cần bạn nỗ lực tập luyện, cầu tuyến và khắc phục những điểm yếu. Hãy bình tĩnh, hít thở thật sâu, nhớ lại quá trình luyện tập thuyết trình của mình, chúng tôi tin bài thuyết trình của bạn sẽ hiệu quả vô cùng.